Kho tàng Nhà_thờ_chính_tòa_Aachen

Nhà thờ Aachen chứa một bộ sưu tập các đồ vật nghệ thuật thời trung cổ từ cuối thời Cổ điển, Carolus, Otto và Staufer, đặc biệt về ý nghĩa nghệ thuật và tôn giáo.

Ngai vàng của Charlemagne

Trong phòng trưng bày phía tây ở tầng dưới, đối diện với dàn hợp xướng là ngai vàng của Charlemagne, là mục tiêu của các cuộc điều tra trong nhiều thập kỷ qua. Ngai vàng Carolus ban đầu là từ chiến lợi phẩm của Nhà thờ Mộ ThánhJerusalem. Sự xuất hiện của ngai vàng và vị trí của nó trong Nhà nguyện Palatine không thay đổi theo thời gian qua nhiều thế kỷ. Từ năm 936 đến năm 1531, có tổng cộng 31 vị vua của Đức lên ngôi sau khi được xức dầu thánh và lễ lên ngôi tại Bàn thờ Đức Mẹ.

Marienschrein

Hòm thánh tích Maria (Marienschrein) tại gian hợp xướng của nhà thờ từ 1220-1239. Được trang trí bằng hình Chúa Kitô, Đức Mẹ Maria, Charlemagne, Giáo hoàng Lêô III cùng Mười hai sứ đồ, Hòm thánh tích này gồm có bốn thánh tích lớn của Aachen: Áo choàng không tay của Đức Mẹ Maria, Vải quấn của Chúa Kitô, vải liệm đầu Thánh Gioan và khố quấn quanh thắt lưng Chúa Kitô. Theo một phong tục bắt đầu vào năm 1349, cứ mỗi bảy năm, các thánh tích được đưa ra ngoài hòm thánh tích và được trưng bày trong cuộc Đại hành hương Aachen. Cuộc hành hương gần đây nhất diễn ra trong tháng 6 năm 2014.

Đèn chùm Barbarossa

Từ vòm của mái vòm tạo thành bởi tám mặt cong, một đèn chùm thả bánh xe treo trên một dây xích dài cách mặt đất khoảng bốn mét và có đường kính hơn bốn mét được gọi là Đèn chùm Barbarossa (1165/1170). Tác phẩm nghệ thuật này là quà tặng của Hoàng đế Frederick Barbarossa và vợ ông Beatrice. Bốn mươi tám ngọn nến của đèn chùm được thắp sáng trong sự trang trọng của nhà thờ.

Đài giảng kinh của Heinrich II

Giữa năm 1002 và 1014, Heinrich II đã xây dựng một bục giảng kinh thẳng đứng như là một đài giảng kinh ở lối phía đông. Đây là một trong những kho báu nghệ thuật tuyệt vời nhất của thời Otto Phục hưng. Dòng chữ của nó ở các cạnh trên và dưới xác định rõ nhà tài trợ là Heinrich II gọi ông là REX PIVS HEINRICVS. Đài giảng kinh nằm trên một chân đế gỗ sồi và được trang trí bằng rất nhiều đồ vàng bạc đá quý, trong đó có nhiều đồ tạo tác quý giá từ thời cổ đại, chẳng hạn như bốn chi tiết dập bằng đồng với các mô tả về Người truyền bá Phúc âm hay như sáu tấm ngà có từ thế kỷ thứ 6. Cầu thang chính dẫn lên bằng gỗ có từ năm 1782. Đài giảng kinh được khôi phục triệt để trong năm 1816/1817 và một lần nữa vào giữa năm 1926 đến 1937. Cho đến ngày nay, đài giảng vẫn còn sử dụng cho các lễ trọng đại của nhà thờ.

Pala d'Oro

Đây là một bức trang trí sau bàn thờ bằng vàng và ngày nay nó tạo thành màn che bàn thờ trên cao[8] có lẽ đã được tạo ra vào khoảng năm 1020 tại Fulda.[9] Nó bao gồm mười bảy tấm vàng riêng rẽ với các phù điêu trong các chi tiết dập. Ở trung tâm, chúa Kitô được tôn sùng là Đấng Cứu Thế trong một vầng hào quang hình quả hạnh nhân, bên cạnh Đức Mẹ Maria và Tổng lãnh thiên thần Micae. Bốn trang trí mêđaiông với hình ảnh biểu tượng của bốn nhà truyền giáo (Mátthêu, Máccô, LucaGioan) cho thấy mối liên hệ với mười hai tấm phù điêu khác với những mô tả từ cuộc đời của Chúa Giêsu. Họ bắt đầu với cuộc khải hoàn vào Jerusalem và kết thúc bằng cuộc gặp gỡ của người phụ nữ với Sự phục sinh của Giêsu trước khi mộ mở ra vào buổi sáng Lễ Phục Sinh. Các mô tả được đọc hiểu từ trái sang phải, giống như một cuốn sách.

Về mặt phong cách tạo tác, Pala d'Oro không đồng nhất. Năm bức phù điêu đầu tiên có lẽ đến từ một thợ kim hoàn được chỉ dạy ở vùng đất Rheinland, được phân biệt bằng lời kể hân hoan nổi bật. Nó có lẽ bắt nguồn từ sự hiến tặng của Otto III. Các bảng phù điêu khác cùng với phù điêu trung tâm của Chúa Kitô, Maria và Micae là những họa đồ Byzantinehậu Carolus, và có thể lần đầu tiên được thêm vào dưới sự kế thừa của Otto và Heinrich II.[10]

Có lẽ, vào cuối thế kỷ 15, bức trang trí bằng vàng đã hình thành một hệ thống bàn thờ đồ sộ với mười hai bức phù điêu của các tông đồ trong kho báu nhà thờ, cùng với bức trang trí sau bàn thờ với các cảnh về cuộc đời của Đức Mẹ Maria, đã bị dỡ bỏ vào năm 1794 bởi Pháp trong Chiến tranh Liên minh thứ nhất.[10]

Kho báu nhà thờ

Kho báu Nhà thờ chính tòa Aachen bao gồm nhiều hiện vật rất quan trọng như là Thánh giá của Lothair, Bức tượng bán thân của Charlemagne và quan tài bằng đá cẩm thạch Quan tài đá Proserpina. Nó được coi là một trong những kho báu nhà thờ quan trọng nhất Bắc Âu. Người hành hương có thể nhìn thấy một số di tích cứ sau bảy năm khi chúng được đưa ra trưng bày.[6]

Đại phong cầm

Hệ thống đại phong cầm của nhà thờ được lắp đặt vào năm 1939. Nó bao gồm một phần của cây đại phong cầm trước đó được lắp đặt từ năm 1845-1847 được tạo ra bởi chuyên gia về đại phong cầm Wilhelm Korfmacher của Linnich. Đại phong cầm Korfmacher có 60 cần bấm được sắp xếp thành ba phân cấp.

Cây đàn hiện tại được lắp đặt vào năm 1939 Johannes Klais tới từ Bonn lớn hơn với 65 cần bấm được sắp xếp thành năm phân cấp. Để đạt được âm thanh cân bằng trong toàn bộ nhà thờ, các phần được sắp xếp phân tán xuyên suốt nhà thờ; ở hốc tường phía tây bắc và tây nam của dàn hợp xướng là một cây đàn phong cầm trên cao, trong khi một cây phong cầm tổ yến được treo trên cột phía đông của hình bát giác.

Từ 1991–1993, cây đàn đã được phục hồi bởi công ty đại phong cầm Klais tăng lên tổng cộng 93 cần bấm. Vào thời điểm này, phong cầm tổ yến đã biến thành một nhạc cụ độc lập mới ở phần cao hơn của nhà thờ giữa cột bát giác và dàn hợp xướng.